BlogTin tức

Cách tính thuế TNCN đối với trợ cấp thôi việc, mất việc làm

0

Do ảnh hưởng và tác động của dịch Covid 19, nhiều người lao động bị mất việc làm hoặc buộc phải thôi việc trong một khoảng thời gian. Vậy, trong trường hợp này thì cách tính thuế TNCN đối với trợ cấp thôi việc, mất việc làm được tính như thế nào?

Không chỉ đơn giản như việc thực hiện đăng ký lấy mã số thuế cá nhân online việc tính thuế TNCN đối với trợ cấp thôi việc, mất việc làm được xem là phức tạp hơn rất nhiều. Trợ cấp thôi việc chính là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng. Còn trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động mất việc làm do thay đổi về cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp…

Theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 2 Thông tư 111/2013 quy định rõ về các khoản phụ cấp, trợ cấp phải tính thuế TNCN trong đó có trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật lao động. Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2. Nếu trong trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt qua phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Dựa vào những căn cứ pháp lý nêu trên thì nếu trong trường hợp người lao động nhận được khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo đúng mức quy định của bộ luật lao động thì sẽ không phải tính vào thuế thu nhập cá nhân khi tính thuế. Còn nếu trong trường hợp phần trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp được chi trả cao hơn mức quy định thì phần vượt đó phải chịu thuế TNCN.

Nếu phải đóng thuế TNCN thì cách tính cũng sẽ chia ra 02 trường hợp cơ bản dựa vào thời điểm chi trả như sau:

– TH1: Nếu DN chi trả cho NLĐ trước khi chấm dứt HĐLĐ thì khoản tiền này sẽ nhập chung vào các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công khác để tính theo lũy tiến từng phần và DN sẽ đóng giúp NLĐ với cơ quan Thuế.

– TH2: Nếu DN chi trả cho NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ thì khoản tiền này sẽ khấu trừ 10% nếu như khoản trợ cấp này từ 2.000.000đ trở lên (Theo Điểm i, Khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Lưu ý rằng trường hợp này chỉ áp dụng đối với cá nhân cư trú theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân.

Việc mất việc làm là điều không ai mong muốn, tuy nhiên, do sự thay đổi về cơ cấu nhân sự, vì lý do dịch bệnh như hiện nay thì rủi ro mất việc làm là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi xảy ra việc bị thôi việc, thất nghiệp thì điều đầu tiên mà người lao động cần đó chính là nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm để có thể trang trải cho cuộc sống trong giai đoạn tìm kiếm công việc mới. Tuy nhiên, khi nhận các loại trợ cấp này thì người lao động cũng nên tìm hiểu xem trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân của mình đối với các loại trợ cấp này thế nào, mức nhận trợ cấp này có cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không. 

Các vi phạm về quy định tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử

Áp dụng HĐĐT trong DN theo TT68/2019/TT-BTC

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp và người lao động nắm được các trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân và không phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp thôi việc, mất việc làm.

Read More: Reviews Simple

Các vi phạm về quy định tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử

Previous article

Chi tiết cách lập tờ khai và kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt trên HTKK

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Blog