Tin tức

Hướng dẫn cách chăm sóc chó con mới tách mẹ tốt nhất

0

Cách chăm sóc chó con mới tách mẹ sẽ khác biệt hoàn toàn với việc bạn nuôi một chú cún đã trưởng thành, bởi đây là giai đoạn nó sẽ phải tự mình lớn lên mà không còn nguồn sữa mẹ như trước, vì vậy trong lúc này bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về khía cạnh này. Cùng tìm hiểu xem nhé.

Những việc cần làm sau khi tách chó con khỏi mẹ

kiểm tra sức khỏe cho chó ngay khi tách mẹ

Khoan vội nghĩ tới việc sắm sửa quần áo cho thú cưng mới tách mẹ, mà bạn cần quan tâm tới sức khỏe tổng quát và tâm sinh lý của cún trong những ngày đầu mới tách mẹ. Cụ thể lúc này chúng ta cần phải:

  • Tiến hành kiểm tra sức khỏe cho cún cưng: đưa chúng đến với trung tâm thú y để theo dõi và khám tổng thể bởi những chuyên gia, nhằm đảm bảo rằng chúng hoàn toàn khỏe mạnh, hoặc phát hiện nhanh chóng những triệu chứng bất thường để can thiệp. Bạn cũng sẽ được cấp phát sổ thăm khám của cún và được bác sĩ tư vấn về những kinh nghiệm chăm sóc mọi mặt cho chúng thời gian này.

  • Chuẩn bị chỗ ở cho cún: cún sẽ cần một không gian thoáng mát vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông, với đủ ánh sáng để đón ánh nắng mặt trời. Bạn không nên để chúng ở hướng quạt hay điều hòa chiếu thẳng vì sẽ dễ ốm, cũng tránh nơi cao vì chúng rất dễ ngã.
  • Tắm cho cún: đừng vội vàng tắm cho chúng bằng nước ngay, kể cả khi nó có mùi bạn cũng chỉ dùng phấn khô tắm mà thôi, việc tắm đột ngột lúc này dễ dẫn tới viêm phổi và các bệnh truyền nhiễm khác.
  • Những đêm đầu tiên xa mẹ chúng có thể kêu sủa, lúc này bạn cần vuốt ve chúng để an ủi và giúp chúng quen dần cuộc sống tách mẹ.

Thiết kế một chế độ ăn hợp lý

Dinh dưỡng là rất quan trọng từ thời điểm cún tách mẹ, vì chúng sẽ bị mất đi một nguồn cung cấp các chất từ sữa mẹ, nên bạn cần có kế hoạch bổ sung chất dinh dưỡng cho cún để đảm bảo sự phát triển bình thường. Cụ thể bạn cần nhớ là:

chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng

  • Lập một khẩu phần với đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng cho cún, tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc hoặc các loại thức ăn tổng hợp, hạn chế độ tanh, sữa, nội tạng động vật, vì nên nhớ là độ tuổi này chưa có hệ tiêu hóa hoàn thiện, miễn dịch cũng còn kém.
  • Chia nhỏ bữa ăn của cún thành 3 – 4 bữa mỗi ngày, tuyệt đối không để cún ăn quá no, phải biết điểm để dừng, không nên để đồ ăn sẵn, nhưng nước thì luôn cần có và thay liên tục. Các dụng cụ ăn cũng cần sạch sẽ tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn lây lan
  • Đưa ngay đến cơ sở thú y khi phát hiện cún có những biểu hiện bất thường như tiêu chảy, chán ăn, nôn mửa, kiệt sức,…
  • Những thức ăn của cún phải đảm bảo an toàn, nấu chín, không cho ăn thức ăn ôi thiu hay quá hạn sử dụng.

Chăm sóc sức khỏe cho cún cưng

Cũng như dinh dưỡng, sức khỏe của chó giai đoạn này rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, vì vậy bạn cần hết sức chú ý:

  • Đảm bảo tiêm phòng dịch đầy đủ để tránh bệnh tật cho cún

  • Tẩy giun theo đúng độ tuổi và số lần trong năm
  • Quan sát và phát hiện những bất thường để nhanh chóng can thiệp điều trị

Gạo lứt cho người tiểu đường – Cách dùng hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân tiểu đường?

Previous article

Những hiểu biết cơ bản về cây ch đắng nhiều người chưa biết

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Tin tức