Sức khỏe

Những lý do làm cho bạn trở nên hay quên và đãng trí

0

Không thể phủ nhận, con người chúng ta đôi khi hay quên những chuyện rất là nhỏ nhặt, thậm chí chúng ta vừa mới làm xong vẫn có thể quên. Tuy nhiên, hay quên cũng có thể là một triệu chứng chứng tỏ bạn đang mắc một vấn đề hay một căn bệnh nào đó. Do đó, để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời, không để trầm trọng thêm thì bạn hãy cùng tìm hiểu những lý do sau đây nhé!

Những lý do làm cho bạn trở nên hay quên và đãng trí

Hay quên là triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm

Nếu bạn đi khám bác sĩ, bạn sẽ được nghe nhiều lý do chính là trầm cảm. Những lo lắng, những căng thẳng về việc học tập, về gia đình hay công việc làm cho bạn không thể tập trung được và tạo nên cảm xúc tiêu cực. Khi chán nản và âu lo thì con người chúng ta thường sẽ không tập trung được vào việc gì cả và mãi nghĩ đến những tình huống tiêu cực.

Những lý do làm cho bạn trở nên hay quên và đãng trí

Con người chúng ta thì không ai có thể thoát khỏi những lúc mình cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Trầm cảm đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Do đó mà chúng ta chỉ có thể hạn chế bớt đi mà thôi, bằng cách tập cho mình một trạng thái lạc quan, tích cực, yêu đời và không suy nghĩ nhiều về những điều làm cho mình buồn hay lo nghĩ.

>>> Tiểu não và những điều lên biết

>>> Những thực phẩm dành cho người mất trí nhớ tạm thời

Làm nhiều việc cùng một lúc và không hệ thống

Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng khi mình làm nhiều việc cùng một lúc thì công việc sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng. Cũng có một vài phần đúng nhưng nếu bạn không có một tâm trí tỉnh táo và không lên kế hoạch thì tâm trí của bạn sẽ dễ bị lẫn lộn giữa nhiều việc. Ngoài ra, nếu như bạn ôm đồm nhiều việc mà không nghỉ ngơi, bạn sẽ bị mệt mỏi và chứng hay quên sẽ xảy ra mà thôi.

Khi chứng hay quên xuất hiện cũng chính là lúc mà tâm thần của bạn đang bị quá tải, bạn cảm thấy rối loạn và lẫn lộn những công việc mình đang làm. Và chắc chắn với một tâm trí như vậy, bạn sẽ không thể làm việc một cách hiệu quả được. Cách khắc phục chính là bạn cần nghỉ ngơi và để cho não bộ được thư giãn, sau đó hãy thực hiện từng công việc một.

Kìm nén và che giấu cảm xúc thật của mình

Có rất nhiều lý do để một người kìm nén và cố gắng che giấu đi cảm xúc thật của mình. Nhưng một lần, hai lần thì có thể được nhưng nếu một tháng, nhiều tháng, một năm thì bạn sẽ trở nên mệt mỏi, căng thẳng và trí nhớ bị giảm sút. Bạn có thể che giấu cảm xúc khi bạn thấy xấu hỏi, hoặc sợ hãi hoặc tự hào…

Việc che giấu cảm xúc và phải thể hiện một cách hoàn toàn khác những suy nghĩ của mình vô tình sẽ tạo ra một áp lực vô hình cho tâm lý của bạn. Có thể đôi lúc điều đó sẽ giúp ích cho bạn nhưng xét về lâu, về dài thì hãy nên sống với đúng cảm xúc của chính mình bạn nhé!

Thiếu ngủ cũng làm cho bạn hay quên

Những lý do làm cho bạn trở nên hay quên và đãng trí

Khoa học cũng đã chứng minh rằng giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Lúc ngủ, các cơ quan trong cơ thể bao gồm não bộ được thư giãn và nghỉ ngơi. Nhưng nếu như bạn không ngủ, cũng đồng nghĩa và cơ thể làm việc liên tục và điều đó hoàn toàn không tốt đối với trí nhớ của bạn.

Khi bạn thiếu ngủ, cơ thể chẳng những trở nên mệt mỏi mà tinh thần cũng giảm sút rõ rệt. Do đó, làm gì thì làm cũng hãy dành cho mình 6 tiếng ngủ mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe cũng như tinh thần của mình bạn nhé!

Nếu bạn đang gặp phải trạng thái hay quên thì hãy suy xét những nguyên nhân trên xem thử mình có mắc phải hay không nhé! Từ đó, có biện pháp hạn chế và khắc phục kịp thời.

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Phục Não Khang đang được nhiều người sử dụng tin dung hiện nay để đặc trị bệnh teo não, và sa sút trí tuệ,…

Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng gửi về:

Địa chỉ: Số 148 Trần Vĩ, Mai Dich, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hoặc liên hệ SĐT: 0848165858  để được tư vấn Miễn Phí, và đặt lịch khám tại Đông Y Tuệ Khang Dương với giá ưu đãi nhất,…

 

 

Những thực phẩm dành cho người mất trí nhớ tạm thời

Previous article

Liều thuốc chữa bệnh mất trí nhớ ở người già

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Sức khỏe